GIỚI THIỆU KHÓA HỌC NGHỀ XE ĐIỆN ONLINE

Đây là khóa học nghề sửa xe đạp điện Online, được thiết kế dành cho những người đang làm nghề sửa chữa xe máy chạy xăng muốn học thêm để sửa chữa xe đạp điện. Khóa học nghề sửa xe đạp điện còn phù hợp với các bạn ở xa không có điều kiện đến học trực tiếp, các bạn có thể học trên máy tính, học trên điện thoại thông minh có kết nối Internet.

Vì sao khóa học phù hợp với thợ xe máy

Chỉ cần học kỹ phần điện:

Thợ sửa chữa xe máy chạy xăng đã rất thành thạo phần cơ của xe máy (khung càng, săm lốp, bi phanh…), nên không phải học phần cơ nữa, chỉ tập trung vào học phần điện, rút ngắn thời gian học và có kết quả tốt nhất. Bởi vì phần cơ của xe máy chạy xăng và phần cơ của xe điện (xe đạp điện, xe máy điện) là như nhau, nhiều chi tiết và phụ tùng trên xe máy chạy xăng có thể thay thế cho xe chạy điện.

Sơ đồ đèn, còi, xi nhan giống trên xe máy:

Thợ xe máy đã quen với các sơ đồ hệ thống điện của: đèn, còi, xi nhan trên xe máy (sử dụng điện 12V) nên phần điện của xe điện học cũng hiểu nhanh hơn, làm tốt hơn. Sơ đồ đấu nối của còi và xi nhan trên xe máy chạy xăng và xe máy điện là giống nhau, từ đó thợ xe máy học phần điện sẽ nhàn hơn nhiều.

Đã có sẵn dụng cụ, có sẵn phụ tùng để thực hành:

Thợ sửa chữa xe máy đã có sẵn các đồ nghề, không còn bỡ ngỡ với dụng cụ, không cần phải đi tìm mua chỉ tập trung vào học và thực hành. Mặt khác các thợ xe máy khi đã tìm đến khóa học này chắc chắn họ đã từng sửa chữa xe đạp điện nhưng chưa hiểu bản chất vậy khi học sẽ hiểu và làm tốt hơn.

Những vướng mắc thợ xe máy thường gặp

Không hiểu nguyên lý làm việc của xe điện:

Một là: Thợ sửa chữa xe máy chạy xăng không nắm được các nguồn điện trên xe đạp điện nó nằm ở đâu vậy có thể dẫn đến việc chập cháy không mong muốn và làm hư hỏng các bộ phận trên xe điện. Thợ xe máy không hiểu được sơ đồ tổng quát trên xe điện do đó không hình dung được nguyên lý làm việc của xe điện dẫn đến không sửa chữa đúng bệnh.

Không biết cách đấu nối IC zin để xe có thể chạy:

Hai là: Thợ sửa chữa xe máy chạy xăng đa số không hiểu kỹ về bộ điều tốc của xe đạp điện, nên trong quá trình đấu nối thường gặp khó khăn trong việc phân biệt các dây chức năng trên IC điều tốc của xe điện. Đặc biệt các thợ sửa chữa xe máy rất lúng túng trong việc xác định góc lệch giữa các pha và không hiểu bộ cảm biến Hall (mắt động cơ) để làm gì, do vậy việc xử lý các lỗi về động cơ còn nhiều khó khăn.

Không biết các nguồn điện trên xe điện:

Ba là: Thợ sửa chữa xe máy chạy xăng không biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo và kiểm tra tay ga, kiểm tra động cơ, kiểm tra bộ điều tốc dẫn đến không kết luận được lỗi trong những trường hợp cụ thể, không đưa ra được cách sửa chữa tối ưu nhất.

Quảng Cáo Của Google




NỘI DUNG KHÓA HỌC

Khóa học này sẽ giúp các thợ sửa chữa xe máy chạy xăng hiểu được bản chất, hiểu được nguyên lý làm việc của xe đạp điện cũng như xe máy điện. Khóa học sẽ giải quyết được những vướng mắc mà từ trước đến nay các bạn chưa giải quyết được về bộ điều tốc, về động cơ, về cảm biến động cơ (mắt động cơ) và tay ga trên xe điện.

Bài 1: Chuẩn bị những dụng cụ, các phụ tùng để thực hành

Xin chào các bạn học viên thân mến, đây là khóa học nghề sửa xe đạp điện Online được thiết kế để các bạn học trên nền tảng Internet. Đặc biệt hơn nữa đây lại là khóa học dành cho các bạn đã từng làm nghề sửa chữa xe máy chạy xăng, hoặc đã từng sửa chữa xe đạp điện mà chưa hiểu bản chất của xe điện.

Với những bạn không thuộc hai nhóm đối tượng đã nêu chắc chắn các bạn còn nhiều bỡ ngỡ và học sẽ không có hiệu quả cao khi các bạn tham gia khóa học này. Các bạn có thể tham khảo và tham gia khóa học nghề sửa xe đạp điện trực tiếp tại các cơ sở đào tạo của chúng tôi. Dưới đây là các dụng cụ và phụ tùng cũng như linh kiện cơ bản, yêu cầu các bạn chuẩn bị để phục vụ thực hành trong quá trình học.

Tay ga xe đạp điện
Tay ga xe đạp điện

1.1 Phụ tùng cần có:

    • Cần 01 tay ga xe đạp điện (có thể chuẩn bị vài cái).
    • Cần 03 bộ mắt động có xe điện (loại rẻ tiền).
    • Cần 01 IC đa năng + 01 IC theo xe (IC Zin).
    • Cần 01 động cơ xe đạp điện cũ
    • Cần 01 bộ hạ áp (đổi nguồn)
    • Cần 01 bộ ắc quy 60V cũ còn dùng được.
    • Cần 01 còi 12V + bóng đèn hoặc bóng xi nhan 12v có cả đui + 01 chíp nháy xi nhan (Rơ le nháy 12V có tiếng kêu).

Chú ý: Nếu mua được một chiếc xe đạp điện cũ thì càng tốt, sử dụng nó để thực hành sẽ có đầy đủ linh kiện và phụ tùng.

Học nghề sửa chữa xe đạp điện
Mỏ hàn thiếc sửa xe điện

1.2 Dụng cụ cần có:

    • Đồng hồ vạn năng điện tử.
    • Mỏ hàn nhiệt và thiếc hàn.
    • Bộ lục giác đa năng nhiều cỡ.
    • Bộ cờ lê đủ số.
    • Bộ cần chữ T đủ số.
    • Tuốc nơ vít 4 canh, tuốc nơ vít 2 cạnh, kìm, kéo, búa, ghen co, băng keo cách điện, rắc nhựa các loại.

1.3 Hướng dẫn sử dụng đồng hồ bạn năng:

Trong video này, chúng tôi hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử để kiểm tra các lỗi trên xe đạp điện. Đồng hồ vạn năng bao gồm rất nhiều công dụng, đối với thợ sửa chữa xe đạp điện các bạn chỉ cần sử dụng những tính năng chúng tôi hướng dẫn trong video dưới đây. Các tính năng khác cũng rất hữu ích để ứng dụng cho nhiều công việc khác nhau, chúng tôi xin trình bầy các tính năng đó trong những bài học cụ thể khác. Với mỗi chiếc đồng hồ vạn năng do các hãng sản xuất khác nhau thì có giao diện khác nhau nhưng chức nằng thì hoàn toàn như nhau, hãy lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt để phục vụ công việc của bạn.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

Bài 2: Cấu tạo - Sơ đồ điện tổng quát - Nguyên lý làm việc

Trong bài học này, chúng tôi sẽ trình bầy cấu tạo chi tiết của một chiếc xe điện, nó gồm những bộ phận nào, các bộ phận đó được lắp đặt ở đâu. Hiểu được cấu tạo của xe điện sẽ giúp người thợ sửa chữa có hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn. Toàn bộ nội dung của phần này sẽ được chúng tôi trình bày trong các Video dưới đây.

2.1 Cấu tạo xe đạp điện và xe máy điện.

Cấu tạo xe máy điện Xmen (Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này)

Cấu tạo xe máy điện Jeek Batman (Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này)

2.2 Sơ đồ điện tổng quát.

Sơ đồ tổng quát cung cấp cho người thợ cái nhìn khái quát nhất về hệ thống điện trên xe đạp điện, qua đó ta biết được các thành phần, các đối tượng trên sơ đồ. Việc phân tích sơ đồ điện tổng quát của xe đạp điện cũng giúp các bạn hiểu hơn về xe điện.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

2.3 Kết thúc bài học.

Sau khi học xong bài học số 2 các bạn phải nắm được những vấn đề sau:

  • Xe đạp điện gồm có những bộ phận gì, chúng nằm ở đâu có tác dụng gì.
  • Vẽ lại sơ đồ tổng quát của xe đạp điện, trình bầy lại nguyên lý làm việc trên giấy.
  • Các đối tượng trên sơ đồ và tác dụng của chúng, từ đó đối chiếu trên chiếc xe điện và tìm ra chúng.

Nếu còn vấn đề gì chưa hiểu, hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được hỗ trợ tốt nhất 0944650333. Hãy cố gắng tập trung và học lại nhiều lần cho đến khi thành thạo.

Bài 3: Hướng dẫn đấu nối ắc quy và kiểm tra chất lượng ắc quy

3.1 Giới thiệu.

Ắc quy là một bộ phận không thể thiếu trong một chiếc xe đạp điện, nếu không có ắc quy thì không có nguồn cung cấp năng lượng cho động cơ và một số bộ phận khác. Đối với thợ sửa chữa xe đạp điện, không thể không biết cách đấu nối ắc quy và càng không thể không biết cách kiểm tra chất lượng của ắc quy xe đạp điện.

Hiện nay ắc quy xe điện có nhiều loại với kích thước và dung lượng cũng khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là hai loại ắc quy có thông số kỹ thuật như sau: 12V12Ah và 12V20Ah. Đây là hai loại ắc quy xe điện được trang bị để phục vụ cho các mẫu xe đạp điện và xe máy điện.

ắc quy xe điện
ắc quy xe điện

Hai loại ắc quy này có kích thước và dung lượng khác nhau. Loại ắc quy 12V12AH có kích thước nhỏ hơn, chứa được ít điện hơn và thường được lắp cho các dòng xe đạp điện. Loại ắc quy 12V20AH có kích thước lớn hơn, chứa được nhiều điện hơn và thường dùng để lắp cho các dòng xe máy điện.

Còn một số loại ắc quy có kích thước và dung lượng khá đặc biệt, nó được liệt vào các loại hàng độc. Do các loại ắc quy đó rất hiếm gặp nên chúng tôi không đề cập trong khóa học này. Ví dụ như ắc quy 16V20AH, ắc quy 12V21AH…

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

3.2 Cách đấu nối tiếp.

Các loại xe điện phổ biến hiện nay thường dùng ắc quy có điện áp 24V, 36V, 48V, 60V, 72V. Như vậy để cung cấp đủ điện để cho xe hoạt động bắt buộc các bạn phải đấu nối tiếp các bình ắc quy lại với nhau để tăng điện áp.

Đấu nối tiếp là phương pháp đấu nối các bình ắc quy lại với nhau để cộng điện áp, điện áp được cộng lại còn dung lượng không thay đổi.

Chi tiết cách đấu nối mời các bạn xem video bài giảng: Trong video này chúng tôi sẽ giới thiệu về ắc quy xe đạp điện, giả thích các thông số kỹ thuật liên quan đến ắc quy. Cũng trong video này chúng tôi sẽ hướng dẫn phương pháp đấu nối tiếp để tăng điện áp cho bộ ắc quy xe điện.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

3.3 Kiểm tra chất lượng ắc quy xe đạp điện.

Kiểm tra, đánh giá được chất lượng ắc quy xe đạp điện là một kỹ năng rất quan trọng của thợ sửa chữa xe điện. Trong thực tế các thợ sửa chữa xe điện thường sử dụng các máy kẹp dòng để kiểm tra chất lượng ắc quy xe đạp điện. Phương pháp này chỉ giống như thầy bói cầm tay bắt mạch đoán bệnh không chuẩn. Dưới đây tôi hướng dẫn các bạn cách kiểm tra chất lượng ắc quy xe điện bằng máy, phương pháp rất chính xác.

Trong video này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng máy để kiểm tra chất lượng ắc quy xe đạp điện. Hướng dẫn các bạn xác định chất lượng dựa vào các giá trị mà máy hiển thị. Qua đó các bạn có thể đưa ra kết luận về chất lượng của ắc quy.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

3.4 Kết thúc bài học.

Với bài học này các bạn cần nhớ các loại ắc quy xe đạp điện phổ biến hiện nay. Biết cách đấu nối tiếp các bình ắc quy với nhau để tạo thành bộ ắc quy dùng cho xe đạp điện. Biết cách kiểm tra chất lượng bộ ắc quy xe đạp điện, qua đó có thể phân loại ắc quy xem cục nào còn tốt để tiếp tục sử dụng. Nhân biết được chất lượng ắc quy trong những trường hợp khách hàng cần kiểm tra và bảo hành.

Bài 4: Hướng dẫn kiểm tra và đấu nối tay ga xe điện

4.1 Cấu tạo tay ga xe điện.

  • Mắt cảm biến tay ga: Mắt cảm biến tay ga hay còn gọi cảm biến Hall, cảm biến Hall trên tay ga gồm có 3 chân. Trong đó có 2 chân nguồn (âm, dương) và 1 chân tín hiệu. Nếu đặt mắt động cơ theo chiều úp xuống (mặt có chữ quay lên trên), thì chân nguồn dương bên trái, ở giữa là chân nguồn âm, bên phải là chân tín hiệu. Chân dương và chân âm cảm biến được đấu nối vào các dây có màu đỏ và đen, chân tín hiệu được nối vào dây có màu xanh hoặc màu trắng. Mắt cảm biến tay ga xe đạp điện sử dụng điện áp 5V một chiều do IC điều tấp cấp.
  • Nam châm vĩnh cửu: Nam châm vĩnh cửu được gắn cố định vào phần vỏ nhựa của tay ga. Nam châm vĩnh cửu có hình vành khuyên và từ tính của nam châm tại các vị trí khác nhau cũng sẽ khác nhau. Độ mạnh yếu của từ tính sẽ làm cho trạng thái cảm biến trên tay ga thay đổi từ đó gửi tín hiệu đến IC điều tốc.
  • Lò xo hồi: Lò xo hồi có tác dụng trong việc kéo nhả tay ga một cách thuận tiện hơn, làm cho quá trình điều khiển tốc độ của xe điện được thuận tiện hơn.
  • Vỏ nhựa: Vỏ nhựa tạo thành một khối kín bảo vệ các linh kiện bên trong, vỏ nhựa cũng dùng để tạo tính thẩm mỹ của tay ga xe điện.

Toàn bộ cấu tạo và hình ảnh của tay ga xe đạp điện sẽ được chúng tôi trình bầy kỹ trong bài giảng bằng Video. Cũng trong phần này chúng tôi sẽ trình bầy các nguyên lý làm việc của tay ga xe đạp điện.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

4.2 Cách kiểm tra tay ga.

Để kiểm tra xem tay ga có bị hỏng hay không, đây là một kỹ thuậ rất quan trọng. Nếu không biết cách kiểm tra tay ga xe đạp điện, bạn sẽ không thể chuẩn đoán được bệnh liên quan đến tay ga xe đạp điện. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách kiểm tra chất lượng tay ga xe đạp điện xem nó có bị hỏng hay không. Có 2 cách để kiểm tra tay ga:

  • Cách 1: Kiểm tra bằng đo tín hiệu cảm biến Hall.
  • Cách 2: Kiểm tra bằng cách đo điện áp tay ga.

Cả hai cách kiểm tra này đều cho ta thông tin để đánh giá được chất lượng tay ga, đều xác định được tay ga còn sống hay đã chết. Bác bạn có thể áp dụng một trong hai cách trên đều được.

4.2.1 Kiểm tra tay ga bằng cách đo cảm biến (xem video dưới).

Để kết quả kiểm tra được chính xác, các bạn bắt buộc phải xác định được tính chất của các dây nối với cảm biến của tay ga. Cách đo này rất hiệu quả và thuận tiện trong mọi trường hợp và được áp dụng với đa số các thợ sửa chữa.

Để đo kiểm tra bằng phương pháp này, các bạn hãy chỉnh đồng hồ vạn năng (điện tử) về  thang đo diop như tôi đã hướng dẫn trong bài học số 1.

4.2.2 Kiểm tra tay ga bằng cách đo điện áp (xem video dưới).

Cách này thì phức tạp hơn, đòi hỏi bạn phải cấp điện để cho tay ga có nguồn hoạt động. Chú ý với cách này nếu cắm nhầm các cực điện có thể dẫn đến hỏng tay ga.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

4.3 Đấu nối tay ga xe điện.

Để đấu nối tay ga một cách chính xác, bạn phải xác định được các thành phần sau.

  • Phải xác định được tính chất của các dây nối vào tay ga. Nghĩa là bạn phải xác định được các dây màu đỏ, đen và xanh (hoặc trắng) của dây tay ga.
  • Xác định đúng tính chất các dây tay ga từ IC điều tốc ra ngoài. Bạn cũng phải xác định được đúng các dây màu đỏ, đen và tráng trên IC để kết nối với tay ga.

Khi đã xác định được đúng các dây, công việc còn lại rất đơn giản. Các bạn chỉ cần đấu nối các dây từ tay ga vào IC theo đúng các màu dây với nhau. Lưu ý nguồn IC điều tốc cấp cho tay ga là 5V, để chắc chắn các bạn nên sử dụng đồng hồ để kiểm tra lại.

Bài 5: Bộ điều tốc xe điện, cách kiểm tra

Bộ điều tốc xe điện hay còn gọi là IC xe điện, đây là bộ phận rất quan trong vì nó điều khiển mọi hoạt động của xe. Trong bài học này chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những kiến thức liên qua đến bộ điều tốc xe đạp điện. Với lượng kiến thức mà chúng tôi cung cấp, chắc chắn sẽ đủ để bạn có thể kiểm tra và phát hiện những lỗi liên qua đến bộ điều tốc xe đạp điện.

Ngoài ra chúng tôi còn hướng dẫn bạn có thể phân biết được thế nào là IC đa năng, thế nào là IC theo xe. Bên cạnh đó bạn cũng nhận biết được các loại IC theo xe chúng có góc pha bao nhiêu độ từ đó có kiến thức để có thể xử lý các lỗi liên quan.

5.1 Giới thiệu về bộ điều tốc xe điện.

Bộ điều tốc xe điện hay còn gọi là IC điều tốc, một số thợ gọi là bộ điều khiển hay bo điều khiển. Đây là một trong những bộ phận không thể thiếu để cấu thành nên một chiếc xe đạp điện.

Hiện nay nay trên thi trường đang tồn tại hai loại IC điều tốc, các thợ sửa chữa thường gọi là IC điều tốc theo xe và IC điều tốc đa năng. Vậy hai loại điều tốc này khác nhau ra sao, nhận biết chúng như thế nào.

5.2 Nhận biết bộ điều tốc và nhận biết các nhóm dây chức năng.

Để có thể lắp đặt bộ điều tốc xe điện một cách đúng kỹ thuật, điều đầu tiên các bạn phải phân biệt được bộ IC đang cầm trên tay là loại (Zin) theo xe hay là loại đa năng. Bên cạnh đó các bạn cũng cần phải nhận dạng được các nhóm dây chức năng trên IC. Hãy học và thực hành tuần tự theo các hướng dẫn sau chắc chắn các bạn sẽ thành thạo về bộ điều tốc xe đạp điện.

5.2.1 Phân biệt IC đa năng và IC theo xe.

Trong phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt các loại IC điều tốc. Để phân biệt chính xác bộ điều tốc, các bạn phải căn cứ vào những yếu tố nào đó để làm tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó bạn phải đọc được bảng thông số ký thuật của IC điều tốc, căn cứ vào các thông số kỹ thuật để phân biệt các loại điều tốc xe điện. Phần trình bầy chi tiết xin các bạn hãy xem trong Video.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

5.2.2 Nhân dạng các nhóm dây chức năng trên IC xe điện.

Nhân biết được toàn bộ các dây chức năng trên IC điều tốc cũng là một thành công trong bước đầu học nghề sửa chữa xe điện. Nếu không nhân biết được chức năng của từng nhóm dây, bạn không đấu nối và thể sửa chữa để chiếc xe điện hoạt động. Sau đây chúng tôi xin liệt kê các nhóm dây bắt buộc phải có, các nhóm dây còn lại hãy xem trong video Bài 5 – phần 2.2.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

5.3 Cách đo và kiểm tra IC điều tốc.

Để có thể phán đoán bệnh của xe đạp điện và tiến hành sửa chữa có hiệu quả và đúng bệnh. Các bạn phải biết cách đo kiểm tra xem IC điều tốc còn sống hay đã chết. Trong video này chúng ta sử dụng đồng hồ vạn năng để đo và kiểm tra chất lượng của các IC điều tốc xe đạp điện.

5.3.1 Đo kiểm tra sơ bộ để loại trừ.

Trong trường hợp bộ điều tốc xe đạp điện đã được tháo rời ra khỏi xe và gửi đến để chúng ta kiểm tra. Ở công đoạn này các bạn hãy dùng các kiến thức cơ bản để kiểm tra sơ bộ và phân loại các lỗi.

Đây là phương pháp kiểm tra khi mà IC điều tốc đã được tháo ra khỏi xe, để các bạn không phải mất thời gian lắp vào xe chúng tôi sẽ hướng dẫn một phương pháp kiểm tra để loại trừ lỗi.

Nếu phương pháp kiểm tra này vẫn chưa tìm ra bệnh của IC điều tốc thì các bạn chuyển qua phương pháp thứ hai sẽ được trình bầy trong phần 5.3.2 Xác định các nguồn vào, ra IC điều tốc.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

5.3.2 Xác định các nguồn vào, ra IC điều tốc.

Đây cũng là một kiến thức rất quan trọng, nó làm cơ sở cho việc bạn đo đạc và kiểm tra. Không nắm được các vị trí cấp nguồn ra chắc chắn bạn không thể sửa chữa xe điện.

Trong video này, chúng tôi sẽ chỉ ra các vị trí nguồn điện cấp vào IC hoặc các nguồn điện từ IC điều tốc cấp ra ngoài. Từ những thông tin đó các bạn sẽ sử dụng các công cụ và kiến thức được trang bị để kiểm tra.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

5.4 Kết thúc bài học.

Nếu học một lần chưa hiểu thì hãy học nhiều lần đến bao giờ bạn hiểu kỹ thì chuyển sang bài tiếp theo. Vì đây là phần kiến thức rất quan trọng, kết thúc bài học này bắt buộc các bạn phải nắm được những kiến thức sau:

  • Phân biệt được IC zin theo xe và IC đa năng
  • Nhận biết được các nhóm dây cơ bản bản bắt buộc phải có trên IC
  • Biết cách đo kiểm tra sơ bộ để phát hiện lỗi khi IC được tháo ra ngoài.
  • Biết cách kiểm tra các nguồn điện trên IC điều tốc để từ đó có thể xác định được các lỗi có thể có trên bộ điều tốc xe điện.
Bài 6: Hướng dẫn đấu IC đa năng cho xe đạp điện

Bộ điều tốc đa năng hay còn gọi IC đa năng là loại IC được thiết kế không kén động cơ. Nghĩa là nó có thể làm quay bất cứ chiếc động cơ xe đạp điện nào ngay cả khi không cắm bộ cảm biến Hall (mắt động cơ). Tuy nhiên khi hoạt động ở chế độ không có mắt động cơ thì việc vận hành sẽ không được thực sự tốt. Do IC không nhân được tín hiệu phản hồi vị trí roto từ bộ cảm biến (mắt động cơ) truyền về, cho nên các xung điện mà nó cấp xuống 3 cuộn dây của động cơ cũng không nhịp nhàng, dẫn đến động cơ có thể sẽ kêu to, gằn hoặc giật cục.

Tại sao các thợ lại thích sử dụng IC đa năng để thay mà không dùng IC (Zin) theo xe? Chúng tôi xin đưa ra vài lý do sau để các bạn cùng tham khảo:

Thứ nhất: Các thợ sửa chữa nhỏ lẻ không thể mua được các loại IC (Zin) theo xe từ nhà máy hoặc từ các nhà lắp ráp chính hãng.

Thứ hai: Giá của bộ điều tốc (Zin) chính hãng theo xe cũng rất đắt, nếu dùng để thay thế cho khách thì không có lời nhiều nên họ cũng không mặn mà.

Thứ ba: Bộ điều tốc theo xe chính hãng rất kén động cơ, việc đấu nối IC (Zin) theo xe cũng khá khó mà không phải thợ nào cũng làm được. Do nó còn liên quan đến góc pha và bộ cảm biến vị trí bên trong động cơ. Vì vậy lựa chọn của các thợ có thay nghề yếu sẽ là thay bộ điều tốc đa năng.

Đã có nhiều trường hợp các thợ sửa chữa xe đạp điện thay IC đa năng cho khách hàng trong khi IC (Zin) trên xe của khách hàng không bị lỗi. Nguyên nhân ở đây là chiếc xe đạp điện của khách hàng bị lỗi bộ cảm biến động cơ, mà các thợ ít kinh nghiệm thì việc xử lý bộ cảm biến bên trong động cơ là rất khó khăn. Do đó các thợ lựa chọn phương án là thay IC điều tốc đa năng để không phải xử lý bộ cảm biến bên trong động cơ.

Trong bài học này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước để đấu IC vào xe điện đơn giản mà hiệu quả. Yêu cầu đặt ra ở đây là đã đấu IC đa năng là phải chạy ngay. Để không mất thời gian cho việc đấu nối, các bạn hãy làm theo đúng các bước mà chúng tôi hướng dẫn trên Video, chắc chắn các bạn sẽ làm được ngay chỉ trong lần đầu tiên.

Đặc biệt trong bài này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách đấu IC đa năng chạy ngon, êm như IC Zin theo xe. Hãy xem tuần tự và làm theo hướng dẫn của các Video trong bài này.

Lý thuyết đấu IC

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

Hướng dẫn thực hành đấu, đo IC đa năng

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

Bài 7: Hướng dẫn cách đấu IC zin theo xe

Bộ điều tốc (Zin) theo xe là loại được các nhà sản xuất xe điện thiết kế dành riêng cho từng loại xe mà họ sản xuất. Khi thay thế rất đơn giản nếu dùng để lắp vào những loại xe được thiết kế mới các bộ điều tốc đó. Khi lắp đặt ta không cần phải đấu chế, bởi các đầu rắc cắm chúng hoàn toàn khớp với nhau, ta chỉ việc cắm các rắc tương ứng là xong.

Mặt khác bộ IC điều tốc theo xe hầu như là loại rất kén động cơ, nó chỉ chạy tốt trên những động cơ được thiết kế đồng bộ với nó. Còn khi thay sang các loại xe khác thì nó hoạt động không được tốt, nguyên nhân là ta chưa lắp đặt đúng dẫn đến các tín hiệu không đồng bộ.

Điều đáng nói ở bài học này là, sử dụng một IC (zin) của loại xe này để lắp sang loại xe khác. Đa số các thợ ít kinh nghiệm đều không làm được điều này, vậy để thay thế được IC (zin) của loại xe này sang loại xe khác ta phải làm thế nào. Để làm được việc một cách hiệu quả, mặc định mắt động cơ vẫn hoạt động tốt các bạn phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn IC có cùng điện áp và cùng góc pha với IC trên xe cần thay thế. Nếu bạn chọn loại IC có điện áp thấp hoặc cao hơn điện áp của bộ ắc quy trên xe hiện tại thì nó sẽ không hoạt động. Nguyên nhân do IC (Zin) theo xe có thiết kế các chế độ bảo vệ tụt áp và quá áp. Còn nếu chọn loại IC có góc pha khác thì rất có thể không chạy hoặc nếu có chạy được thì mất rất nhiều thời gian để đảo các dây hoặc có thể phải thay cảm biến Hall trong động cơ.

Bước 2: Phải xác định được đúng các dây chức năng trên bộ điều tốc, trước tiên các bạn chỉ cần tìm đủ các dây cơ bản bắt buộc phải có. Các dây còn lại các bạn phải ngắt khỏi xe (không cắm vào xe) để tránh các xung đột dẫn đến xe không chạy được.

Bước 3: Đấu nối cần phải lưu ý, không được tham, không được đấu nối tất cả các dây cùng một lúc. Đầu tiên ta chỉ đấu các dây cơ bản trước, khi xe chạy rồi mới đấu các chức năng tiếp theo để loại trừ các lỗi.

Trong bài học này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn đấu nối IC zin của xe này sang một chiếc xe khác. Nếu làm theo các bước hướng dẫn của chúng tôi chắc chắn các bạn sẽ thành công.

CÁCH XEM GÓC PHA TRÊN XE ĐIỆN

Bài 8: Hệ thống hạ áp, phanh điện và báo động chống trộm

8.1 Hệ thống hạ áp (bộ đổi nguồn).

Bộ đổi nguồn là hệ thống dùng để chuyển đổi điện áp của bộ ắc quy (36V, 48V, 60V, 72V…) xuống điện áp 12V để cung cấp cho các tải tiêu thụ. Đa số các bộ đổi nguồn trên xe đạp điện có dải điện áp hoạt động khá lớn, nó có thể hoạt động từ điện áp 36V đến 72V. Để thay thế và sửa chữa các bệnh liên quan đến bộ đổi nguồn xe đạp điện, trước tiên các bạn phải hiểu được cấu tạo, chức năng nhiệm vụ của các dây trên bộ hạ áp.

8.1.1 Cách đo để nhận biết các dây trên bộ hạ áp xe điện.

Bộ đổi nguồn (bộ hạ áp) có cấu tạo gồm có 3 dây được gắn vào bo mạch và các linh kiện điện tử, trong đó có một dây âm dùng chung cho cả nguồn vào và nguồn ra. Một dây cấp điện áp vào và một dây cho điện áp ra 12V. Các bạn phải xác định được, đâu là dây cấp điện áp vào, đâu là dây cho điện áp ra. Nếu xác định không đúng, khi lắp vào xe rất có thể sẽ gây ra chập cháy gây ra hỏng.

Xem hướng dẫn chi tiết bằng Video

Trong video này, chúng tôi hướng dẫn các bạn cách đo kiểm tra bộ đổi nguồn đã được tháo ra ngoài (không còn cắm trên xe điện). Nhiệm vụ của các bạn là phải xác định được dây cấp điện vào và dây cho điện ra, các bạn không thể căn cứ vào màu dây mà phải dùng đồng hồ để xác định. Còn dây cấp điện âm (bao giờ cũng có màu đen) thì xá định rất dễ dàng.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

8.1.2 Cách đấu nối bộ đổi nguồn trên xe điện.

8.1.3 Cách chuyển từ bộ hạ áp 4 chân sang bộ hạ áp 3 chân.

8.2 Hệ thống phanh điện.

Là hệ thống dùng để triệt tiêu lực của động cơ thông qua tín hiệu điều khiển. Nguyên lý của hệ thống phanh điện rất đơn giản, nó có cấu tạo gồm một công tắc đóng mở trên mỗi tay phanh. Ở trạng thái bình thường thì công tắc mở, mạch giữa chúng bị ngắt và tín hiệu điện không đến IC. Khi bóp phanh, mạch đóng lại tín hiệu điện truyền đến IC và làm cho IC hoạt động theo trình cài đặt sẵn.

8.2.1 Sơ đồ lý thuyết phanh điện.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

8.2.2 Nguồn cấp cho phanh điện.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

8.3 Báo động, chống trộm xe đạp điện.

Bộ chống trộm trên xe đạp điện là bộ phận tùy chọn, nó có thể có hoặc không đều không ảnh hưởng đến khả năng vận hành của những chiếc xe đạp điện hoặc xe máy điện. Nhiệm vụ chính của bộ báo động chống trộm cũng đúng như tên gọi của nó. Khi tính năng báo động được kích hoạt, nó sẽ phát ra các cảnh báo bằng âm thanh để thông báo, đồng thời khởi động luôn chế độ khóa bánh bằng điện.

8.3.1 Sô đồ đấu nối và các dây chức năng trên bộ chóng trộm xe đạp điện và xe máy điện

Đăng ký để xem nội dung

8.3.2 Cách đấu nối bộ chống trộm vào IC điều tốc không tích hợp rắc cắm

Bài 9: Hệ thống đèn, còi, xi nhan xe đạp điện

Trong bài học này bạn sẽ được làm quen với hệ thống đèn, còi và xi nhan xe đạp điện. Chúng tôi sẽ trình bày dưới dạng Video có hình ảnh minh họa và hướng dẫn cụ thể. Để tiến hành lắp đặt và sửa chữa, các bạn phải biết được sơ đồ cấu tạo và cách mắc. Trong mỗi phần chúng tôi sẽ đều trình bầy sơ đồ nguyên lý làm việc của mỗi loại và giải tích các hiện tượng liên quan.

9.1 Hệ thống đèn chiếu sáng.

Trong video này chúng tôi sẽ trình bầy đến các bạn sơ đồ mắc hệ thống đèn chiếu sáng trên xe đạp điện. Giải thích sơ đồ điện, giải thích các đối tượng trên sơ đồ. Trình bầy nguyên lý nguyên tắc hoạt động, giới thiệu các loại đèn chiếu sáng trên xe điện.

Để có thể sửa chữa và khắc phục các lỗi liên quan đến hệ thống đèn chiếu sáng, các bạn phải thuộc sơ đồ đấu nối hệ thống đèn chiếu sáng. Nó bao gồm các bóng đèn hậu, bóng đèn sương mù và đèn pha. Hãy xem sơ đồ lắp đặt hệ thống chiếu sáng trên xe đạp điện qua Video dưới đây.

Chú ý:

Đa số các loại xe điện đều thiết kế chờ điện dương tại các công tắc điều khiển, nghĩa là điện áp dương được cấp đến công tắc và chờ tại đó. Khi nhận được điều khiển từ các công tắc chúng nối mạch và đi đến tải tiêu thụ.

Tuy nhiên vẫn có một số nhà sản xuất xe đạp điện thiết kế theo kiểu chờ điện âm, nghĩa là điện áp âm được đưa đến công tắc và chờ ở đó để nhận lệnh. Các bạn tham khảo video sau đây để hiểu rõ hơn.

9.2 Hệ thống còi xe điện.

Còi xe đạp điện cũng có nhiều loại, mỗi loại còi xe đạp điện sử dụng các mức điện áp khác nhau. Với các dòng xe đạp điện đời đầu sử dụng loại còi có điện áp 5V. Về sau này, xe điện chuyển sang sử dụng các loại còi có điện áp thông dụng 12V. Tuy nhiên vẫn có một số loại xe điện dùng còi có điện áp 48V.

Để có thể khác phục sự cố liên quan đến còi xe điện, bắt buộc các bạn phải nắm được sơ đồ cách mắc còi xe điện. Đồng thời các bạn phải biết được còi đó sử dụng điện áp là bao nhiêu, nếu mắc sai điện áp sẽ dẫn đến hỏng còi.

9.3 Hệ thống xi nhan xe điện.

Xi nhan xe đạp điện là một bộ phân không thể thiếu, nó tạo ra sự an toàn cho những người tham gia giao thông. Để giải quyết được các lỗi liên quan đến xi nhan xe đạp điện, yêu cầu ta phải nắm được sơ đồ cấu tạo và cách mắc. Xi nhan xe đạp điện phổ biến hiện nay sử dụng điện áp 12V, mặt khác các rơ le nháy trên mạch xi nhan cũng có hai loại (loại vừa nháy vừa kêu, loại nháy không kêu). Cụ thể và chi tiết hơn nưa các bạn xem trong Video bên dưới.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

Bài 10: Kiểm tra động cơ và thay mắt động cơ

Động cơ xe đạp điện hiện nay (năm 2021) đại đa số là sử dụng động cơ ba pha một chiều không chổi than, có một số tài liệu gọi là động cơ điện tử giao tiếp (ECM), một số tài liệu gọi là động cơ Brushless không chổi than (BLDC). Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bầy cấu tạo của động cơ xe đạp điện (động cơ 3 pha chạy điện một chiều loại không có chổi than) để mọi người cùng tham khảo, các bạn có thể xem bài viết chi tiết về động cơ xe đạp điện tại đây.

10.1 Kiểm tra động cơ

10.1.1 Kiểm tra mắt động cơ (cảm biến Hall)

Trước hết bạn phải hiểu được mắt động cơ nó có nhiệm vụ gì, nguyên lý hoạt động thế nào và cấu tạo ra sao. Và tại sao trong động cơ xe đạp điện lại có đến 3 cảm biến.

Để kiểm tra mắt động cơ (cảm biến Hall) xem có còn tốt hay không, các bạn phải biết cách đo. Có rất nhiều cách đo mắt động cơ khác nhau, nhưng qua nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi chỉ sử dụng một cách duy nhất. Cách này cho kết quả tuyệt đối chính xác và thực hiện được ở mọi điều kiện khác nhau. Chi tiết về cách kiểm tra bộ cảm biến xin hãy xem video hướng dẫn.

Giới thiệu các dây động cơ

Cách kiểm tra bộ cảm biến Hall

Một số phương pháp đo khác cũng có kết quả, nhưng nó chỉ cho chúng ta biết mắt đó còn sống hay đã chết. Nó không đánh giá được chất lượng các mắt có đồng đều nhau về độ mạng của tín hiệu hay không.

10.1.2 Kiểm tra các cuộn dây

Để biết được động cơ có còn chay tốt hay không, nó có bị tiêu tốn năng lượng hay không thì các bạn phải biết cách đo. Có những động cơ vẫn chạy nhưng chất lượng nó bị kém do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến động cơ bị nóng trong quá trình làm việc dẫn tới tốn nhiều ắc quy hơn. Chi tiết về cách làm xin hãy xem video hướng dẫn Bài 10 P3.

10.2. Thay mắt động cơ

10.2.1 Quan sát trước khi thay

Tại sao lại cần phải qua sát trước khi tiến hành thay thế, đây là kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết lại qua cả chục năm làm nghề. Điều này rất cần thiết với các thợ mới vào nghề, quan sát để các bạn nghi nhớ được các vị trí, quan sát để các bạn có thể đánh giá và đưa ra những kết luận chính xác. Quan sát trước khi thay thế giúp các bạn hiểu được các thông số kỹ thuật và có hướng giải quyết nhanh chóng hơn.

10.2.2 Hướng dẫn thay cảm biến mới

Quá trình thay mắt động cơ không khó, nhưng đòi hỏi bạn phải cẩn thận và kiên nhẫn, bên cạnh đó bạn cần phải có các công cụ tốt để làm việc chính xác hơn.

Sau khi thay mắt động cơ xong, các bạn phải tiến hành đo lại mắt động cơ, đo lại các cuộn dây. Việc đo đạc này giúp các bạn kiểm tra xem trong quá trình làm việc có sai sót gì không. Cuối cùng là phải dán keo chống nước trước khi lắp động cơ được đóng lại. Chi tiết về cách làm xin hãy xem video hướng dẫn Bài 10 P5.

10.2.3 Tổng kết và hoàn thiện

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn các bạn tiến hành lắp động cơ lại, nhớ dử dụng keo chống nước. Trước khi bàn giao cho khách hàng phải tiến hành đi thử. Chi tiết về cách làm xin hãy xem video hướng dẫn Bài 10 P6.

10.3. Nhận diện các loại mắt động cơ

10.3.1 Xem trực tiếp trên động cơ

Việc xác định được góc pha là rất qua trọng, nếu không xác định được góc pha bạn sẽ không thể sửa chữa khi động cơ bị lỗi cảm biến. Hiện nay góc pha được chia làm 2 loại, loại góc pha 60 và góc pha 120, góc pha ở đây là góc lệch giữa các pha điện từ IC điều tốc cấp xuống. Vậy cách xác định như thế nào mời các bạn xem chi tiết về cách xác định trong video hướng dẫn Bài 10 P7.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

10.3.2 Phân biệt các loại mắt động cơ

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

10.3.3 Mắt động cơ loại đặc biệt

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

Bài 11: Các bước xử lý động cơ xe điện bị ngập nước

Trong Video của khóa học nghề sửa xe đạp điện này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước để xử lý một động cơ xe đạp điện bị ngập nước. Các bạn chỉ cần làm đủ các bước như hướng dẫn, đảm bảo chất lượng của những động cơ xe đạp điện lại hoạt động tốt.

Chỉ cần làm theo hướng dẫn, chắc chắn các bạn sẽ khắc phục được gần như tất cả các động cơ xe đạp điện bị ngập nước. Trừ các trường hợp lỗi quá nặng, các cuộn dây bị om và cháy thì phải thay lõi động cơ mới.

Phải đăng ký khóa học mới xem được nội dung này

MẬT MÃ

bacsixedien.vn@daynghe

HỖ TRỢ CÁC HỌC VIÊN HỌC TRỰC TIẾP

Tất cả các học viên tham gia học Online hoặc Offline đều được hỗ trợ qua điện thoại và Zalo một cách tối đa nhất. Với các bạn tham gia khóa học trên Website: https://bacsixedien.vn các bạn có thể liên hệ bất cứ khi nào các bạn gặp khó khăn. Với những học viên tham gia khóa học trực tiếp tại trung tâm dạy nghề xe điện của chúng tôi, các bạn sẽ được hỗ trợ một cách cụ thể hơn.

HỖ TRỢ HỌC VIÊN KHI KẾT THÚC KHÓA HỌC

  1. Mua dụng cụ cơ bản đủ để mở cửa hàng sửa chữa xe đạp điện
  2. Chuẩn bị những linh kiện và phụ tùng cơ bản nhất để có thể thay thế và sửa chữa cho khách hàng
  3. Giới thiệu nhà cung cấp phụ tùng, ắc quy xe điện có uy tín nhất hiện nay để học viên trực tiếp làm việc
  4. Giới thiệu nhà cung cấp xe đạp điện và xe máy điện tốt nhất để học viên liên hệ làm đại lý bán xe
  5. Tư vấn, hướng dẫn đăng ký kinh doanh để mở cửa hàng bán xe đạp điện cho các học viên
  6. Tặng Website để bán hàng cho các học viên có nhu cầu quảng bá thương hiệu và bán hàng trên website.