Học sửa xe điện VinFast Klara A2

Khóa học sửa xe điện Vinfast Klara A2 sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ kiến thức về chiếc xe điện Klara A2. Để trong trường hợp chiếc xe gặp lỗi, các bạn có thể sửa chữa chúng một cách dễ dàng. Trong bài viết này chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn các bạn cách thay tay ga, thay mắt động cơ (cảm biến động cơ)… để nó có thể hoạt động đúng như nguyên bản của chiếc xe.

CẤU TẠO XE MÁY ĐIỆN KLARA A2

Bộ IC điều tốc

Để sửa xe điện VinFast Klara A2 bạn phải hiểu về bộ IC điều tốc của nó, bạn cần phải biết nó sử dụng điện áp bao nhiêu, chức năng của các vị trí chân cắm trên IC, sử dụng phanh điện âm hay phanh điện dương, tím hiệu điều khiển các chức năng trên IC dùng điện gì .v.v.

Điện áp:
Bộ điều tốc của xe máy điện Klara A2 sử dụng điện một chiều có điện áp định danh 60V. Nếu sử dụng ắc quy bạn sẽ dùng 5 bình ắc quy 12V20Ah mắc nối tiếp với nhau để thành bộ 60V20Ah cung cấp cho xe hoạt động. Nếu sử dụng pin Lithium thì bạn sử dụng khối Pin có điện áp định danh 60V, hãy chọn khối Pin có dung lượng cao để xe có thể đi được quãng đương dài nhất sau mỗi lần sạc.

Bảo vệ:
Bộ điều tốc được trang bị hai chế độ bảo vệ, chế độ bảo vệ tụt ap là 52.5V đây là một trong những tính năng quan trong trên IC để nó không phá hủy bình ắc quy trong quá trình sử dụng. Chế độ bảo vệ quá dòng 35A, góc lệnh giữa các pha là 120o, điện áp phản hồi tay ga từ 1.2 đến 3.3V

Cụm rắc 6 ( rắc cảm biến 5 dây)
Cụm rắc 6 chân được đánh số chẵn lẻ như hinh bên, trong đó chỉ sử dụng 5 chân, các chân được kết nối với các dây có màu tương ứng để đưa tín hiệu đến cảm biến bên trong động cơ xe điện. Các bạn chú ý vị trí của các dây phải đúng, quan trong là nguồn âm, dương phải chuẩn chỉ nếu không sẽ làm hỏng cảm bến bên trong động cơ.

Dây dương nguồn cảm biến (Dây đỏ)
Chân số 2 là chân cấp nguồn +5V cho cảm biến động cơ, chân này được kết nối với dây màu đỏ trên rắc nhựa đi vào chân dương cảm biến trong động cơ.

Dây dương nguồn cảm biến (Dây đỏ)
Chân số 6 là chân cấp nguồn âm cho cảm biến động cơ, chân này được kết nối với dây màu đen để đi vào trong động cơ cấp nguồn âm cho cảm biến.

Dây tín hiệu pha A (Dây màu xanh dương)
Chân số 1 kết nối với dây u xanh dương đi vào trong động cơ và được hàn vào pha A của cảm biến (cảm biến ngoài cùng bên trái)

Dây tín hiệu pha C (Dây màu xanh lá)
Chân số 3
kết nối với dây màu xanh lá đi vào trong động cơ và được hàn vào pha C của cảm biến (cảm biến ngoài cùng bên phải)

Dây tín hiệu pha B (Dây màu vàng)
Chân số 5
kết nối với dây màu vàng đi vào trong động cơ và được hàn vào pha B của cảm biến (cảm biến ở giữa)

Chú Ý:
Có một số chân cắm đang ở trang thái chờ chưa được kết nối với dây để sử dụng, đấy có thể là do ý của nhà sản xuất hoặc do phiên bản của chiếc xe chưa được trang bị tính năng đó.

Học sửa xe điện Vinfast Klara A2

Học nghề sửa xe điện Vinfast Klara A2
Vị trí cụm rắc 6 chân (cảm biến) trên IC điều tốc Klara A2

 

Cụm rắc 8 (cụm rắc điều khiển)
Cụm rắc 8 chân là vị trí chứa các dây điều khiển trên bộ điều tốc xe máy điện Vinfast Klara A2, với phân bản Klara A2 chạy bình ắc quy chỉ sử dụng 7 trong số 8 chân. Để thay thế và sửa xe điện Vinfast Klara A2 đồi hỏi người thợ phải biết chính xác chức năng nhiệm vụ của từng chân.

Dây sau khóa (Đỏ sọc trắng)
Chân số 1 là nối với dây sau khóa có màu đỏ sọc trắng, dây sau khóa là dây dùng để khởi động bộ điều tốc. Một trong số các điều kiện để xe hoạt động là dây sau khóa phải có điện, điện áp dây sau khóa đúng bằng điện áp tổng trên xe.

Dây phanh điện (Xanh lá sọc vàng)
Chân số 3 là vị trí nối với dây phanh điện, phanh điện trên xe máy điện VinFast Klara A2 là phanh điện âm. Nghĩa là nó sử dụng điện âm làm tín hiệu điều khiển.

Dây tín hiệu tay ga (Xanh ngọc sọc trắng)
Chân số 5 là nối với dây có màu xanh ngọc sọc trắng, dây này kết nối với chân tín hiệu trên tay ga để điều khiển tốc độ.

Dây điện âm tay ga (Đen sọc trắng)
Chân số 7 là chân cấp điện âm cho cảm biến trên tay ga, điện âm trên xe điện dùng chung cho cả hệ thống do đó bạn có thể thay thế bằng các nguồn âm khác đều được.

Chú Ý:
Chân số 2 không sử dùng do nhà sản xuất chưa sử dụng đến nó, các bạn không tùy tiện đấu nối vào vị trí này để không làm hỏng bộ IC điều tốc.

Học sửa xe điện Vinfast Klara A2
Cụm rắc 8 chân trên IC Klara A2

Dây công tắc P (Xanh sọc đen)
Chân số 4 là chân nhận tín hiệu để khử P, đây là công tắc an toàn nó sẽ nhận tín hiệu điện âm trong vòng 3 đến 5 giây và tự động khử P để mở khóa tay ga. Nói ngắn gọn là sau khi bật khóa điện bạn phải nhận giữ nút P bên phải tay lái cho đến khi đèn báo chữ P trên đồng hồ tắt thì mới có thể ga được cho xe chạy.

Dây chân chống cạnh (Đỏ sọc vàng)
Chân số 6 là chân kết nối với công tắc điện ở chân chống cạnh, bạn phải gạt chân chống cạnh mới có thể ga để xe chuyển động.

Dây điện dương tay ga (hồng sọc trắng)
Chân số 8 là chân cấp điện dương cho cảm biến trên tay ga, điện dương tay ga sử dụng nguồn từ hạ áp 5V để cung cấp cho tay ga hoạt động. Bạn có thể thay thế nguồn này từ nguồn của cảm biến động cơ nếu cần thiết

Cụm rắc 16 (cụm rắc hiển thị)
Updating…

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHIẾC XE

Ưu điểm Klara A2

Xe máy điện Vinfast Klara A2 là mẫu xe điện được đánh giá về chất lượng rất tốt, thực tế trải nghiệm mẫu xe này chúng tôi cũng cảm nhân được điều đó. Điều đầu tiên bạn cảm nhận được xe điện Klara A2 đi rất chắc chắn, giảm sóc có độ giảm chấn tốt, hệ thống phanh trước và phanh sau rất an toan.

Chất lượng nhựa để làm vỏ xe cũng rất tốt, các đầu rắc cắm bên trong gọn gàng có keo chống nước. IC điều tốc do hãng Bosch sản xuất cho trải nghiệm êm ái không giật cục, bộ đổi nguồn công xuất lớn đủ để cho các tải trên xe hoạt động.

Khung càng xe đi rất chắc chắn, động cơ Bosch công xuất lớn đủ để xe vận hành tốt khi có 2 người trên xe. Tổng thể chiếc xe phù hợp với giá tiền bỏ ra, nếu sử dụng xe máy điện Klara A2

Nhược điểm Klara A2

Thứ nhất: Xe máy điện VinFast Klara A2 có thiết kế quá nặng, trọng lượng của chiếc xe lớn hơn nhiều các loại xe máy điện phổ thông cùng phân khúc. Do trọng lượng nặng dẫn đến xe đi rất tốn điện và làm giảm tuổi thọ của bộ bình ắc quy gắn trên nó, các bạn có thể nâng cấp lên Pin Lithium để đi được quãng đường xa hơn.

Thứ hai: Chận chống cạnh ngắn so với chiều cao của chiếc xe do đó xe bị nghiêng với góc lớn và hay bị đổ khi sử dụng chân chống cạnh. Chân chống giữa cũng ngắn so với đường kính bánh xe do đó bánh xe vẫn chạm đất khi sử dụng chân chống giã gây khó khăn trong việc sửa chữa và bảo dưỡng.

Thứ ba: Các linh kiện phụ tùng đọc quyền không thể thay thế bằng những thứ bên ngoài, nhiều linh kiện trong hãng cũng không có bán dẫn đến việc sửa chữa khó khăn.

HỌC NGHỀ SỬA CHỮA XE ĐIỆN Ở ĐÂU

Chọn địa điểm học nghề sửa chữa xe điện uy tín nhất

Để sửa chữa tốt những chiếc xe đạp điện, xe máy điện đòi hỏi bạn phải có kiến thức về nó. Cách tốt nhất bạn hãy học sửa chữa xe điện một cách có bài bản. Hãy tham gia lớp học nghề sửa xe điện cấp tốc nếu bạn cần có kiếm thức để mở một của hàng sửa chữa học buôn bán xe đạp điện và xe máy điện.

Nếu bạn đã có một chút kiến thức vê xe điện rồi, bạn hãy tham khảo khóa học nghề sửa chữa xe điện Online hoặc xem thêm các video trên TikTok Dạy Nghề Xe Điện hoàn toàn miễn phí.

Các bạn có thể đăng ký học thử trực tiếp vài buổi tại chỗ chúng tôi hoàn toàn miễn phí, có chỗ ở không mất tiền cho cả học viên chính thức và những người đến học thử. Nếu các bạn cảm thấy ưng ý, thấy đủ độ tin tưởng thì các bạn có thể đăng ký để trở thành học viên chính thức của chúng tôi.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC TẬP

Học sửa xe điện vinfast klara a2
Học sửa xe điện vinfast klara a2
Học sửa xe điện vinfast klara a2
Thực hành sửa chữa xe máy điện Xmen
Học sửa xe điện vinfast klara a2
Thực hành sửa chữa động cơ xe điện
Học sửa xe điện vinfast klara a2
Thực hành sử dụng máy kiểm tra ắc quy
Học sửa xe điện vinfast klara a2
Phòng học lý thuyết về xe máy điện

Trả lời